1. Giới thiệu về Nhật Bản
– Là một quốc đảo (bốn bề là biển, không tiếp giáp về mặt đất liền với quốc gia nào). Diện tích: 377.944km2. Dân số ~ 127 triệu dân.
– Là quốc gia dân số già, tỷ lệ sinh thấp. Tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới: Nam giới thọ TB 81,4 tuổi. Nữ giới thọ TB 87,6 tuổi. Có tới 91,62% dân số sống ở thành thị.
– Là quốc gia phát triển nhất Châu Á. Có vị thế kinh tế đứng thứ 2 thế giới (ý nói đến tầm ảnh hưởng về mặt kinh tế đối với các quốc gia khác chỉ sau Mỹ).
– Khí hậu: khí hậu ôn đới, có bốn mùa rõ rệt:
+ Mùa Xuân: Tháng 3,4,5. Mùa hoa anh đào nở.
+ Mùa Hạ: Tháng 6,7,8. Nóng, ẩm.
+ Mùa Thu: Tháng 9,10,11. Lá vàng rơi.
+ Mùa Đông: Tháng 12,1,2. Có tuyết rơi.
– Là quốc gia văn minh, sạch sẽ, thân thiện, tính kỷ luật cao.
– Nổi tiếng: trang phục truyền thống là Kimono, món ăn Shushi, núi phú sĩ, chùa vàng.
2. Lý do nên đi Du học Nhật Bản
3. Điều kiện du học Nhật Bản
Tiêu chí | Các thông số tiêu chuẩn |
Độ tuổi | 1. Tuổi từ 18 – 26.2. Thời gian tốt nghiệp bằng cấp cao nhất (thời gian trống) không quá 3 năm, tính đến lúc xuất cảnh. |
Học lực | 1. Tốt nghiệp THPT hệ công lập.2. Điểm trung bình 3 năm cấp III đạt tối thiểu 6,0 và không có năm nào dưới 5,0.3. Không có môn dưới 4,0 và số môn dưới 5,0 không vượt quá 6 lượt.4. Không bị lưu ban trong quá trình học THPT. |
Hạnh kiểm | 1. Không có hạnh kiểm yếu/kém.2. Không có lời phê ý thức kém, vi phạm kỷ luật/nội quy, hay nghỉ học.3. Số buổi nghỉ học không quá 15 buổi/3 năm. |
Sức khỏe | 1. Có đủ điều kiện sức khỏe để đi học tập và làm việc tại nước ngoài.2. Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, Viêm Gan, lao phổi. |
Ngoại hình | 1. Không xăm trổ với diện tích lớn và đặc biệt ở khu vực như cổ, cánh tay, chân.2. Nhanh nhẹn, hoạt bát; không dị hình, dị tật. |
Nhân khẩu | 1. Chưa kết hôn; chưa có thai hoặc có con trước khi xuất cảnh.2. Học sinh chưa bị cấm xuất nhập cảnh.3. Chưa từng nộp hồ sơ hoặc đi du học nước ngoài và XKLĐ.Lưu ý: Đối với trường hợp đã có anh/chị/em ruột từng xin cấp hồ sơ đi Nhật (DH, XKLĐ dù đỗ hay trượt) đều phải xin lại được hồ sơ gửi lên Cục nhập cư thì mới nhận hồ sơ. |
Kinh tế | 1. Tiêu chí cứng: Gia đình có khả năng đầu tư cho việc đi du học với số tiền khoảng 250 triệu.2. Tiêu chí mềm: Không bị áp lực trả nợ cho gia đình. |
Chứng chỉ tiếng Nhật N5 | – Kỳ bay tháng 1: Chứng chỉ N5 kỳ thi tháng 8– Kỳ bay tháng 4: Chứng chỉ N5 kỳ thi tháng 8, tháng 10– Kỳ bay tháng 7: Chứng chỉ N5 kỳ thi tháng 12, tháng 2– Kỳ bay tháng 10: Chứng chỉ N5 kỳ thi tháng 2 đối với học sinh THPT; kỳ thi tháng 4 đối với học sinh tự do. |
4. Tài chính
Tổng số tiền gia đình cần chuẩn bị khi đi du học Nhật Bản dao động trong khoảng từ 190 triệu đến 250 triệu đồng (tuỳ từng trường, từng vùng), trong đó:
– Chi phí tại Việt Nam khoảng 50 triệu, gồm: phí đào tạo, phí hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, lệ phí thi, phí xin visa, tiền công của Amschool…nộp thành nhiều lần theo kế hoạch sẽ được biết trước.
– Chi phí nộp sang Nhật Bản khoảng 140 triệu đến 200 triệu đồng, gồm: học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng, phí tuyển chọn, phí nhập học…nộp 1 lần khi có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) – tức là chuẩn bị bay mới phải nộp.
* Kế hoạch tài chính (áp dụng với học viên đã tốt nghiệp THPT, TC-CĐ – ĐH)
TT | Nội dung | Số tiền | Thời gian nộp |
1 | Phí đào tạo | 14.000.000 | Khi nhập học |
2 | Phí hoàn thiện hồ sơ | 15.000.000 | Sau khi chọn trường |
3 | Lệ phí thi tiếng Nhật | 750.000 | Trước kỳ thi 45 ngày |
Tiền công Amschool | 20.000.000 | Trước khi nộp hồ sơ sang Cục nhập cư Nhật Bản | |
4 | Tiền học phí, ký túc xá nộp sang trường Nhật Bản | Khoảng từ 140 đến 200 triệu | Sau khi có COE, trước khi bay khoảng 10 đến 15 ngày. |
5. Lộ trình du học Nhật Bản
6. Quy trình thực hiện
7. Thời gian thực hiện
8. Việc làm thêm tại Nhật Bản
– Trong thời gian học, du học sinh được phép làm thêm 28 tiếng/tuần theo quy định của Chính phủ Nhật Bản. Những ngày nghỉ, ngày lễ được phép làm thêm không giới hạn thời gian.
– Làm thêm là cách giáo dục của Nhật Bản, giúp học sinh có cơ hội được giao lưu, giao tiếp nhằm nâng cao trình độ tiếng cũng như chuyên môn. Mặt khác, đi làm giúp học sinh rèn luyện ý thức, tác phong và tính kỷ luật trong công việc. Khi đi làm sẽ giúp học sinh biết quý trọng đồng tiền do mồ hôi công sức mình làm ra.
– Tiền làm thêm sẽ để tích luỹ, dùng nộp gối đầu cho năm học (hoặc học kỳ) tiếp theo, phần dư ra có thể gửi về cho gia đình.
– Điều kiện đi làm thêm: có thẻ ngân hàng và điện thoại.
– Công việc làm thêm: trong các siêu thị (đứng bán hàng, thu ngân hoặc kiểm tra sản phẩm); trong các nhà hàng, quán ăn (phụ bếp, bồi bàn); trong các xưởng cơm hộp, bánh ngọt; trong các xưởng chế biến thực phẩm (nhặt rau, củ, quả; đóng gói); trong các xưởng hàng hoá (phân loại, xếp dỡ, bê, bốc hàng hoá).
* Lưu ý: Công việc không nặng nhọc, nhưng vất vả.
+ Vất vả về thời gian (phải chính xác về giờ làm).
+ Vất vả về trí lực (vừa đi học, vừa đi làm).
Du học – Thực Tập Hưởng Lương Quốc Tế
LIÊN HỆ:
Hotline: 0387 859 444 – Mr. Kiên
Email: Nguyenvankien.amschool@gmail.com